Dominica là một đảo quốc nằm trong vùng Lesser Antilles thuộc vùng biển Ca-ri-bê. Dominica có diện tích 751 km2 (~290 dặm vuông) và là nơi sinh sống của gần 72.000 cư dân. Vào ngày 03/11/1493, Christopher Columbus đã đặt tên cho hòn đảo này theo ngày trong tuần, ngày ông phát hiện ra nó – ngày Chủ nhật – đó chính là ý nghĩa của tên gọi Dominica trong tiếng Latin. Theo số liệu từ Ngân hàng thế giới, tổng sản lượng nội địa (GDP) năm 2013 của Dominica đã đạt đến con số 504,8 triệu đô la Mỹ.
Dominica có nền dân chủ nghị viện và là thành viên của Khối Thịnh Vượng chung Anh; từ năm 1979, quốc gia này đã gia nhập tổ chức La Francophonie (Tổ chức Quốc tế của các quốc gia nói tiếng Pháp). Tổng thống, người đứng đầu Nhà nước, được bầu bởi Quốc Hội và quyền hành pháp nằm trong tay nội các với người đứng đầu là Thủ tướng. Đứng đầu Nhà nước là ngài Charles Savarin.
Đảo quốc này cũng là thành viên của Cộng đồng Ca-ri-bê (CARICOM) và Hiệp hội các quốc gia Đông Ca-ri-bê (OECS)
Nhấp vào đây để xem danh sách đại sứ quán Dominica trên toàn cầu
Sau khi được nhà thám hiểm Christopher Columbus phát hiện vào năm 1493, Dominica vẫn khá tĩnh lặng trong hơn 100 năm sau. Người Caribs (thời tiền Columbus) dần chuyển đến định cư tại đây sau khi họ bị ép buộc rời khỏi các hòn đảo xung quanh vì quyền lực từ châu Âu bắt đầu xâm chiếm vùng Ca-ri-bê.
Pháp tuyên bố chủ quyền trên Dominica vào đầu thế kỷ thứ 17 và tiếp tục cai trị cho đến giữa thế kỷ thứ 18 khi người Pháp nhượng lại hòn đảo này cho người Anh theo Hiệp ước Paris (năm 1763), kết thúc cuộc chiến tranh Bảy Năm.
Với sự cai trị của người Anh vào năm 1838, Dominica trở thành thuộc địa duy nhất của Anh tại Ca-ri-bê có cơ quan lập pháp với đa số thành viên thuộc dân tộc châu Phi. Dominica giành được độc lập từ tay người Anh vào ngày 03/11/1978 và hiện nay được biết đến với tên gọi Thịnh vượng chung Dominica (Commonwealth of Dominica).
Dominica có dân số khoảng 72.000 người. Ngôn ngữ chính thức là Tiếng Anh. Tuy nhiên, vì sự có mặt của người Pháp trên đảo quốc này vào những thời điểm khác nhau trong lịch sử, tiếng Antillean Creole, dựa trên tiếng Pháp, được sử dụng khá nhiều tại đây. Dominica chào đón tất cả các tín ngưỡng và đức tin bao gồm Công giáo, Anh giáo và Hồi giáo.
Cũng giống như các hòn đảo khác tại Ca-ri-bê, âm nhạc và khiêu vũ là một phần quan trọng của văn hóa Dominica. Lễ hội âm nhạc Creole toàn cầu của Dominica thu hút hàng ngàn du khách mỗi năm cũng như lễ hội hoá trang thường niên, mà người dân nơi đây thường gọi là “Mas”. Gordon Henderson đã thành lập nhóm Exile One và một dòng nhạc nguyên bản, mà ông gọi tên là “Cadence-lypso”. Sự kiện này đã mở đường cho âm nhạc Creole hiện đại.
Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của Dominica, nông phẩm chính là chuối. Chính phủ đã khuyến khích người dân đa dạng hóa ngành nông nghiệp bằng những sản phẩm như cà phê, hoắc hương, lô hội, hoa tươi và các loại trái cây như xoài, ổi và đu đủ.
Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Chính phủ đã đầu tư hiện đại hóa và phát triển các cơ sở hạ tầng bến cảng. Điều này đã thúc đẩy tăng trưởng du lịch ở Dominica. Năm 2013, Dominica đón tiếp hơn 325.000 du khách đến tham quan.
Những định hướng của chính phủ đã đem về cho Dominica những giải thưởng quốc tế:
Dominica là một đảo quốc nằm trong vùng Lesser Antilles thuộc vùng biển Ca-ri-bê. Dominica có diện tích 751 km2 (~290 dặm vuông) và là nơi sinh sống của gần 72.000 cư dân. Vào ngày 03/11/1493, Christopher Columbus đã đặt tên cho hòn đảo này theo ngày trong tuần, ngày ông phát hiện ra nó – ngày Chủ nhật – đó chính là ý nghĩa của tên gọi Dominica trong tiếng Latin. Theo số liệu từ Ngân hàng thế giới, tổng sản lượng nội địa (GDP) năm 2013 của Dominica đã đạt đến con số 504,8 triệu đô la Mỹ.
Dominica có nền dân chủ nghị viện và là thành viên của Khối Thịnh Vượng chung Anh; từ năm 1979, quốc gia này đã gia nhập tổ chức La Francophonie (Tổ chức Quốc tế của các quốc gia nói tiếng Pháp). Tổng thống, người đứng đầu Nhà nước, được bầu bởi Quốc Hội và quyền hành pháp nằm trong tay nội các với người đứng đầu là Thủ tướng. Đứng đầu Nhà nước là ngài Charles Savarin.
Đảo quốc này cũng là thành viên của Cộng đồng Ca-ri-bê (CARICOM) và Hiệp hội các quốc gia Đông Ca-ri-bê (OECS)
Nhấp vào đây để xem danh sách đại sứ quán Dominica trên toàn cầu
Sau khi được nhà thám hiểm Christopher Columbus phát hiện vào năm 1493, Dominica vẫn khá tĩnh lặng trong hơn 100 năm sau. Người Caribs (thời tiền Columbus) dần chuyển đến định cư tại đây sau khi họ bị ép buộc rời khỏi các hòn đảo xung quanh vì quyền lực từ châu Âu bắt đầu xâm chiếm vùng Ca-ri-bê.
Pháp tuyên bố chủ quyền trên Dominica vào đầu thế kỷ thứ 17 và tiếp tục cai trị cho đến giữa thế kỷ thứ 18 khi người Pháp nhượng lại hòn đảo này cho người Anh theo Hiệp ước Paris (năm 1763), kết thúc cuộc chiến tranh Bảy Năm.
Với sự cai trị của người Anh vào năm 1838, Dominica trở thành thuộc địa duy nhất của Anh tại Ca-ri-bê có cơ quan lập pháp với đa số thành viên thuộc dân tộc châu Phi. Dominica giành được độc lập từ tay người Anh vào ngày 03/11/1978 và hiện nay được biết đến với tên gọi Thịnh vượng chung Dominica (Commonwealth of Dominica).
Dominica có dân số khoảng 72.000 người. Ngôn ngữ chính thức là Tiếng Anh. Tuy nhiên, vì sự có mặt của người Pháp trên đảo quốc này vào những thời điểm khác nhau trong lịch sử, tiếng Antillean Creole, dựa trên tiếng Pháp, được sử dụng khá nhiều tại đây. Dominica chào đón tất cả các tín ngưỡng và đức tin bao gồm Công giáo, Anh giáo và Hồi giáo.
Cũng giống như các hòn đảo khác tại Ca-ri-bê, âm nhạc và khiêu vũ là một phần quan trọng của văn hóa Dominica. Lễ hội âm nhạc Creole toàn cầu của Dominica thu hút hàng ngàn du khách mỗi năm cũng như lễ hội hoá trang thường niên, mà người dân nơi đây thường gọi là “Mas”. Gordon Henderson đã thành lập nhóm Exile One và một dòng nhạc nguyên bản, mà ông gọi tên là “Cadence-lypso”. Sự kiện này đã mở đường cho âm nhạc Creole hiện đại.
Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của Dominica, nông phẩm chính là chuối. Chính phủ đã khuyến khích người dân đa dạng hóa ngành nông nghiệp bằng những sản phẩm như cà phê, hoắc hương, lô hội, hoa tươi và các loại trái cây như xoài, ổi và đu đủ.
Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Chính phủ đã đầu tư hiện đại hóa và phát triển các cơ sở hạ tầng bến cảng. Điều này đã thúc đẩy tăng trưởng du lịch ở Dominica. Năm 2013, Dominica đón tiếp hơn 325.000 du khách đến tham quan.
Những định hướng của chính phủ đã đem về cho Dominica những giải thưởng quốc tế: